Kết quả tìm kiếm cho "Tour Thái lan"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 525
Với nhiều hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch đặc sắc được tổ chức, trong quý I/2025, lượng khách đến Lào Cai tăng 50% so với cùng kỳ năm 2024. Bước chạy đà mạnh mẽ này là tiền đề để du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bùng nổ trong những tháng tới với nhiều chương trình xúc tiến được tăng cường cùng các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Vẫn giữ chủ đề “Việt Nam-Đi để yêu”, nhưng Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành có thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đó là hoạt động kích cầu du lịch chú trọng vào việc gia tăng trải nghiệm, lợi ích cho du khách, để khách càng yêu đất nước, con người Việt Nam sau mỗi chuyến đi.
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường, khiến nhiều người dân chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.
Lợi thế của tỉnh nông nghiệp không chỉ có lượng nông sản phong phú, mà cảnh quan và môi trường sống ở các vùng nông thôn cũng là tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch (DL). Hình thức trải nghiệm luôn đem đến cảm giác thú vị, thu hút du khách, nhất là khách nước ngoài đến với các mô hình nông nghiệp, làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, thực tế nguồn tài nguyên này vẫn chưa được khai thác hiệu quả và tận dụng hết giá trị.
Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói".
Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.
Cũng như hầu hết ngành nghề, lĩnh vực, du lịch Việt Nam đã và đang chuyển đổi theo xu hướng phát triển bền vững. Đặc biệt, xu hướng này không chỉ thể hiện ở đa dạng sản phẩm, dịch vụ tại nhiều địa phương, mà còn thúc đẩy thị hiếu và sự quan tâm của du khách Việt khi lựa chọn điểm đến.
Champasak là một trong những tỉnh lớn nằm ở phía Tây Nam Lào, Champasak giáp các tỉnh Stung Treng và Preah Vihear của Campuchia về phía Nam; Ubon và Ratchathani của Thái Lan về phía Tây. Hai con sông Mekong và Sedon từ ngàn đời lặng lẽ mang nặng phù sa đắp bồi cho vùng đất này thêm trù phú để cây trái sum suê bốn mùa, để miền đất này trở thành nơi sinh sống của bao thế hệ người Lào bản địa. Champasak sở hữu nhiều di sản về văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Đền Wat Phou, thác Khonephapheng ở Siphandon, chùa Phou Salao - nơi sở hữu tượng Phật dát vàng lớn nhất vùng.
Tận dụng những điều kiện đang có, bám sát chủ trương của tỉnh, huyện Phú Tân sẽ nỗ lực để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hoạt động du lịch (DL), khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn. Loại hình được tập trung khai thác là DL tín ngưỡng tôn giáo (tâm linh) và lễ hội truyền thống; loại hình DL cộng đồng, canh nông và DL sinh thái.
Bàu Sấu là tên một vùng đầm lầy rộng lớn nằm ở lõi Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai). Nơi đây chỉ có một khu nghỉ đơn sơ, không sóng điện thoại hay internet, nhưng vẫn khiến du khách mê mẩn đến "quên lối về" với trải nghiệm rừng xanh nước biếc và những loài chim thú tuyệt đẹp, trong đó độc đáo nhất là hoạt động chèo thuyền trên hồ cá sấu.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa đang là xu hướng, tạo sự hấp dẫn, tăng sức hút đối với du khách.
An Giang là vùng đất sở hữu nhiều tài nguyên du lịch (DL) gắn liền với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, tạo nên tiềm năng DL phong phú.